Nhiều trận vây hãm đã kéo đài lâu hơn trận vây hãm ngôi làng ấy ở miền tây bắc Bắc Kỳ, ngôi làng có cái tên ít gợi cảm là “quận lị hành chính biên giới” - tiếng Việt Nam là Điện Biên Phủ.
Quân Pháp tái chiếm thung lũng này trong khoảng thời gian hai trăm linh chín ngày và cuộc vây hãm chính thức thì kéo dài năm mươi sáu ngày. Quân Đức đã cầm cự bảy mươi sáu ngày ở Stalingrad; quân Mỹ cầm cự sáu mươi sáu ngày ở Bataan và hai mươi sáu ngày ở Corregidor. Quân Anh đã chống cự hai trăm bốn mươi mất ngày ở Tobrouk. Nhưng kỷ lục trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai có lẽ thuộc về quân Đức đã giữ vững được Lorient trong hai trăm bảy mươi ngày, từ ngày giải phóng Bretagne đến ngày đế quốc Đức đầu hàng. Ở thời đại chúng ta, vô số những trận vây hãm đã đặt đối đầu nhau những lực lương quan trọng: 330000 quân Đức bị vây ở Stalingrad; quân Xô-viết bao vây tấn công họ thì gồm tới hơn một triệu người. Ở Điện Biên Phủ, lực lượng trấn giữ cứ điểm chưa bao giờ vượt quá con số 13000 người còn bên tấn công thì có 49500 chiến binh và 55000 dân công không được trang bị vũ khí.
Tuy vậy đó là một trận đánh có tính chất quyết định ngang với trận la Marne đầu tiên, trận Stalingrad và trận Midway. Xung đột có thể kéo dài - có khi trong nhiều năm - nhưng đáng dấp của cuộc xung đột đã hoàn toàn thay đổi. Một trong hai bên tham chiến đã mất mọi cơ may đạt tới mục tiêu chiến tranh của mình. Đó là chuyện đã xảy đến với quân Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ. Trước tình hình chiến tranh Đông Dương kéo dài trong thế giằng co từ 19 tháng Chạp năm 1946, người Pháp đã thỏa thuận - một cách quá miễn cưỡng để có thể rút ra được từ cử chỉ ấy dù chỉ một chút lợi thế chính trị hoặc tăm lý nào đó - giành cho chế độ không cộng sản của cựu Hoàng đế Bảo Đại vài đặc quyền nhưng hầu như không có chút chủ quyền thực tế nào. Mặt khác, chiến tranh càng mở ra những lỗ hơng lớn trong hàng ngũ đội quân nhà nghề, càng làm ngân quỹ nước Pháp mắc nợ (cuối cùng thì chiến tranh đã tiêu tốn của nước Pháp khoảng 5000 tỉ franc cũ, chưa kể 477 tỉ tiền viện trợ của Mỹ thực tế đổ vào Đông Dương trước tháng bảy 1954) thì càng hiển nhiên là nước Pháp không còn mục tiêu chiến tranh được xác định một cách rõ ràng nữa. Vị tổng chỉ huy khốn khổ ở Đông Dương vào thời kỳ Điện Biên Phủ, tướng Navarre, đã tuyên bố mấy năm sau, trong cuốn Đông Dương hấp hối của mình, rằng có thể có hai mục tiêu chiến tranh nhưng mâu thuẫn nhau. Mục tiêu thứ nhất có thể là giải phóng các Quốc gia Liên kết khỏi sự thống trị của Việt minh và trao độc lập cho họ. Như vậy thì người ta chỉ có thể chờ đợi nước Pháp dốc toàn sức ra một mình tiến hành cuộc chiến tranh nếu ba nước Đông Dương chấp nhận những “mối liên hệ đặc biệt” với nước Pháp, những mỗi liên hệ xứng đáng với máu và tiền của đổ vào cuộc chiến tranh, và nếu họ đem hết khả năng tối đa của mình giúp nước Pháp trong cuộc chiến tranh ấy. Mục tiêu thứ” hai có thể là tham gia một cách đơn giản vào chính sách của Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam á. Thế thì tất cả các quốc gia liên quan đén cuộc chiến tranh ấy chí ít cũng có nhiệm vụ tham gia vào đó ngang bằng với nước Pháp.
Chính vì Hoa Kỳ sau đó đã chấp nhận quan điểm ấy mà bộ trưởng Dean Rusk và bộ trưởng quốc phòng Mac Namara đã đến Paris vào tháng Chạp năm 1965 để yêu cầu các thành viên khác của khối Bắc Đại Tây Dương ủng hộ Hoa Kỳ một cách trực tiếp hơn và đầy đủ hơn trong cuộc đấu tranh mà họ tiến hành hầu như một mình - nếu không kể quân đội Nam Việt Nam và một vài đơn vị nhỏ của một vài nước nhỏ gưi tới. Kết quả đạt được xem ra là không đáng kể.
Khác với Hoa Kỳ, nước Pháp không bao giờ có đủ những phương tỉện để làm một mình cái việc mình phải làm. Và nước Pháp biết rằng dư luận”ở chính quốc, sự mệt mỏi của dân chúng tại địa bàn mình tiến hành chiến tranh - một yếu tố ngày nay hay bị quên - đòi hỏi phải tìm” ra được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột. Hoặc là, nếu không giành được chiến thắng thì cũng tạo ra được một tình thế cho phép quân đội quốc gia các nưồc liên kết Tiệt Nam, Cao Miên, Lào) thanh toán được với chiến tranh du kích một khi quân đội chính quy Pháp đã tiêu diệt được đội quân chủ lực của địch sau một loạt những trận giao chiến lớn. ” Một sự khác nhau nữa so với Hoa Kỳ là nước mà Tổng thống có quyền đưa một con sốkhông hạn chế binh lính Mỹ vào những cuộc chiến tranh không tuyên bố ở hải ngoại: ở Pháp, một điều bổ sung vào luật tài chính năm 1950 cấm chính phủ đem binh lính thuộc biên chế trong nước sử dụng ở ngoài lãnh thổ chính quốc - nước Pháp và Algérie - và những vùng chiếm đóng tại Đức và áo, do đó đã giới hạn khá nhiều quân số có thể đưa vào chiến trường Đông Dương. Các chính phủ của nền Cộng hoà thứ tư bị co kéo gíữa những cam kết và nhũng ưu tiên không thể dung hợp được với nhau - tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dư”jng tức là bảo vệ Châu âu chống lại chủ nghĩa cộng sản, và chống lại chính cái chủ nghĩa cộng sản ấy tại một vùng Châu Á xa xôi - cho nên họ phải bủn xỉn cắt xén trong cả hai việc. Bị lấy mất phần lớn những sĩ quan và hạ sĩ quan thường trực của nó, các đơn vị quân đội Pháp đóng ở Châu âu chắc là sẽ chẳng phát huy tác dụng gì đáng kể trong trường hợp xảy ra chiến tranh, còn những đơn vị thường trực gửi sang Đông Dương thì chỉ là những đơn vị khung cần được bổ sung một cách vội vàng bằng binh lính tuyển mộ tại chỗ. Tháng Năm năm 1953, khi nhận 1 nhiệm vụ chỉ huy, tướng Navarre đã yêu cầu gửi 1 tới cho ông 12 tiểu đoàn bộ binh, một đội pháo binh 1 có thể thả dù được, một tiểu đoàn công binh, cùng 1 với 750 quan và 2550 hạ sĩ quan để tăng cường 1 bộ khung cho một số đơn vị. Rốt cuộc ông chỉ nhận 1 được 8 tiểu đoàn, 330 sĩ quan, 200 hạ sĩ quan và 1 được báo trước rằng những quân tiếp viện đó chỉ đơn thuần là một sự “tạm ứng trước”, nghĩa là ho được trích ra từ kế hoạch dự kiến cho năm 1954.
Trong khi đó, đối phương không ngừng được tăng cường, đặc biệt là bằng những đại đoàn chính quy được huấn luyện tốt và có khả nặng chống chọi với những gì tốt đẹp nhất mà nước Pháp có thể đưa ra để đối đầu với họ. Mười hai năm sau, quân Bắc Tiệt Nam cũng chẳng hề do dự đọ sức với những đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc vào cuối tháng Bảy năm 1953 bằng một thoả hiệp, Trung Quốc bắt đầu ồ ạt gửi sang bắc Việt Nam huấn luyện viên và binh khí kỹ thuật do Nga và Mỹ sản xuất. Việt Minh lúc đó có bảy đại đoàn cơ động và một đại đoàn pháo binh được trang bị đầy đủ. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ còn nhận được nhiều hơn từ những trại huấn luyện Trung Quốc ở Ching Sai và Nan Ning. Do đó, một việc khẩn cấp cho người Pháp là phải tiêu diệt được bộ phận lớn đội quân chủ lực địch. Nhưng muốn được như vậy thì phải buộc được nó giao chiến với mình trong một trận đánh dàn trận chính quy, nghĩa là bày ra một mục tiêu đủ hấp dẫn để nó muốn tấn công, và đủ mạnh để chống lại được nó. Đó là một canh bạc đầy bất trắc bởi vì cái được đem ra đặt cược không phải chỉ là số phận của quân đội Phápại Đông Dương và vai trò của nước Pháp ở Đông Nam á, màcòn là sự duy trì được nước Việt Nam, và trên một chừng mực nào đó cả nước Lào và Cao Miên trong phe những nước không cộng sản; và thậm chí cứ như lời những người lo ngại hiện tượng vết dầu loang, thì đó còn là việc duy trì được một sự. có mặt nào đó của phương Tây trên cái lục địa mênh mông trải ra từ Calcutta đến Hong-kong, qua Singapore.
Cuốn sách của tôi là câu chuyện về canh bạc đó Năm 1962, khi ông giám đốc tủ sách “Những trậnđánh lớn trong lịch sử”, nhà sử học nổi tiếng và nhà văn quân đội Mỹ Hanson W. Baldwin, đề nghị tôi viết quyển sách này, tôi đã bắt tay vào íàm không phải không có e ngại. Sau khi tiến hành khảo cứu về những khía cạnh còn thiếu tế nhị hơn nhiều của chiến tranh Đông Dương, tôi đã nhận thấy rằng nếu không được tiếp cận những hồ sơ lưu trữ quân sự thì sẽ cực kỳ khó để viết ra được với một sự chính xác nào đó những gì đă diễn ra ở Điện Biên Phủ. Đpc qua những tác phẩm viết về trận đánh, với tất cả những mâu thuẫn và sai sót của nó, tôi chỉ càng thêm lo ngại. Trong khi yêu cầu các nhà chức trách Pháp cho phép tôi được tham khảo những tài liệu chính thống, tôi không quên nói với họ rằng chuyện kể lại chính xác một cách khoa học những gì đã diễn ra ở Điện Biên Phủ sẽ không là sự ca ngợi các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Pháp ở Viễn Đông. Nhưng tôi đã nói thêm rằng điều đáng lo ngại là những điều thêu dệt và những điều dối trá trong bao năm qua thay vì sự thật sẽ xuyên tạc lịch sử một cách không cứu vãn được và ngăn cản những ai ngày nay còn quan tâm đến Việt Nam hiểu được những sự kiện hiện tại về một số mặt. nào đó chúng là sự phát triển của những sự kiện xảy ra trong mùa xuân 1954. Trong khi chờ đợi được sự cho phép đó, tôi bắt tay vào công việc tiếp xúc với những người còn sống sót. Người Pháp thì còn vô khối. V họ nắm tất cả những cương vị chỉ huy về phía ta cho nên việc thu thập được những lời kể của họ có một tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng lời kể của họ - như thường xảy ra khi những người sống sót kể lại cuộc phiêu lưu của họ vào những lúc khác nhau và cho những người khác nhau - bao hàm những chỗ sai sót và không tránh khỏi những định kiến, ở một số người là do muốn tranh công. Quân nhảy dù cho rằng họ đã phải gánh phần lớn các cuộc chiến đấu. Quân lê dương thì dứt khoát rằng họ là những trụ cột của cuộc kháng cự. Các sĩ quan trước kia thuộc những đơn vị bị coi là chiến đấu không tất khẳng định rằng những lời buộc tội đó là không có cơ sở. Thêm nữa không một câu chuyện kể lại nào về Điện Biên Phủ - bắt đầu từ câu chuyện của tôi đây - có thể thoát khỏi bị ảnh hưởng bởi cuộc khẩu chiến quyết liệt diễn ra - ngay cả trước một phiên toà ở Paris - giữa tướng Navarre, tổng chỉ huy ở Đông Dương, và trung tướng René Cogny, hạ cấp trực tiếp của ông ta ở Bắc Việt Nam hầu như tất cả những người còn sống sót đều đứng về một phe trong cuộc tranh chấp ấy, cuộc tranh chấp được phản ảnh trên một chừng mực nào đó trong các hồ sơ lưu trữ.
Chẳng bao lâu sau, tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy rằng xem ra không ai quan tâm thu lượm lời kể của những thành phần không phải là người Pháp: lính lê dương, lính Bắc Phi và lính Việt Nam, những người hợp thành 70% của đội quân trấn giữ Điện Biên Phủ. Mặc dầu có đôi chút khó khăn, tới gặp họ tôi cũng được đón tiếp với một thái độ thân tình và thông cảm đặc biệt. Chưa đến một năm sau khi giành giật được độc lập cho nước mình từ tay người Pháp, chính phủ nước Cộng hòa Algérie đã cho phép tôi được tiếp xúc với những cán bộ quân đội của họ đã từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ và nhiều người sau đó đã cầm vũ khí chống lại nước Pháp ở Algérie. Năm 1962, tại Bắc Việt Nam, tôi không gặp một khó khăn nào để tiếp xúc được với những con người kiêu hãnh kể lại chiến thắng của họ. Dễ dàng nhận ra họ ở huy hiệu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn cho họ: cái huy hiệu ấy họ đeo cả khi ăn mặc thường dân. Thành thử té ra người lái xe cho tôi đã từng là xạ thủ đại liên ở Điện Biên Phủ. Ở Nam Việt Nam và ở Pháp, một số người sống sót đã đáp ứng những lời nhắn tin của tôi đăng trên các báo. Một viên chức nhà đoan ở sân bay Tahiti đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Một người được gắn Bắc đẩu Bội tinh được phát hiện ra trong toán những người canh gác mộ Napoléon và tên một người khác nữa đã được tìm ra nhờ một bài báo của New York Times nói về du lịch ở Sahara.
Năm 1963, khi nhận được giấy của bộ trưởng bộ các lực lượng vũ trang, ngài Pierre Messmer, cho phép tôi được tiếp cận các hồ sơ lưu trữ, tôi bị mắc một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Năm 1964 - 1965, nhờ một món trợ cấp nghiên cứu của đại học Howard, tôi dẫu sao cũng đã hoàn thành được công việc sưu tầm tài liệu. Cần nói ngay rằng hầu hết những tài liệu có ở Điện Biên Phủ - nhật ký hành quân, văn bản những bức điện trao đổi giữa các đơn vị, v v - đã bị thiêu huỷ trước khi tập đoàn cứ điểm thấtthủ, hoặc đã rơi vào tay quân cộng sản. Thêm nữa, duy chỉ có quân đội nhân dân Việt Nam - quân đội Bắc Việt mà đến năm 1954 người ta còn gọi là quân Việt Minh - là có tiến hành một cách quy củ việc nghe những người còn sống sót báo cáo lại ngay sau trận đánh. Nói đúng ra thì chỉ có tướng Võ Nguyên Giáp là có đủ thẩm quyền để viết cuốn sách này. Nhưng do bận nhiều công việc, cho tới nay ông chỉ công bố được vài bài nghiên cứu về đề tài này.
Những hồ sơ lưu trữ của Pháp hiện đang được đem ra nghiên cứu - biên chể của ban lịch sử quân đội gồm những. người rất có năng lực nhưng quân số rất hạn chế và xét về chương trình làm việc thì vai trò của nó là rất có hạn, do có quy định rằng chỉ sau năm mươi năm thì các tư liệu mới được công bố in extenso (toàn bộ). Nhưng những tư liệu ấy rất đầy đủ, nhất là những báo cáo về những cố gắng để ứng cứu o tập đoàn cứ. điểm và việc tiếp tế cho nó trong thời gian trước ngày 24 tháng Ba năm 1954, là ngày tập đoàn cứ điểm bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Phần lớn những tư liệu ” sau thời điểm đó là những bản sao các bức điện trao đổi giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ. Một số tư liệu - nghe nói là không nhiều lắm - hiện còn đang trong tay ủy ban điều tra về thảm họa. Một số tư liệu không thể nào tìm thấy trong các tủ hồ sơ lưu trữ mặc dầu chúng có tính chất là giấy tờ chính thức. Có lẽ chúng đang ở trong tay những diễn viên chính của bi kịch, bởi vì chúng đã được công bố trong một số những tác phẩm Pháp mà tác giả đã tham gia vào cuộc khẩu chiến giữa Navarre và Cogny. Cuối cùng cơ quan hồ sơ lưu trữ của hải quân và không quân đã cung cấp cho tôi một số lượng lớn những tài liệu rất quý về mặt hàng không - mặt chủ yếu - của trận đánh.
Vớì khối tư liệu đó trong tay, các cuộc tiếp xú( của tôi với phần lớn những người chỉ huy chiến thuật, trong nhiều trường hợp có kèm theo trao đổi thư từ, đã tỏ ra là hết sức quý báu. Tiếc thay, chỉ hiếm khi tôi mới tập hợp họ lại được trong một cuộc trao đổi tập thể, vì lý do đơn giản là những người sống sót từ Điện Biên Phủ ngày nay ở phân tán khắp nơi. Cái hình thức họp trao đổi chung ấy, mà nhà sử học Mỹ nổi tiếng, tướng S.L.A. Marshall, thường hay thực hiện, là đặc.biệt có ích khi người ta muốn dựng lại những gì đã diễn ra trong những lúc rối ren khi tình hình thay đổi từng lúc. Những lúc rối ren ấy thì có nhiều ở Điện Biên Phủ. Trong một trường hợp đặc biệt, tôi đã ghi chép được những chi tiết cụ thể mà nhiều sĩ quan đã cung cấp cho tôi, ìiên quan đến một cứ điểm được ghi sai tlên các bản đồ được quân đội Pháp phác họa ra sau trận đánh.
Như thế không có nghĩa là trong cuốn sách này tôi đã có thể giải đáp được tất cả những câu hỏi mà người ta vẫn còn đặt ra về trận đánh. Quá nhiều người đã mang theo những bí mật của họ xuống mồ và có quá nhiều những câu chuyện huyền thoại được đơm đặt ra thay vì sự thật. Những ghi chép của tôi và những băng ghi âm về những cuộc tiếp xúc điều này có cần nói lên không, đã không được một ai duyệt và chứng nhận cả. Tất cả những lời đối thoại, tất cả những tuyên bố mà bạn đọc đọc thấy sau đây là sao lại những lời kể trực tiếp chứ không phải là dựng lại các sự kiện sau khi nó xảy ra. Và nếu cái câu công thức mọi người đều biết “Tôi xin thề nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, không sợ hãi và không thù hằn ” có một ý nghĩa thì tôi cho rằng người ta có thể nói một cách hoàn toàn công bằng rằng đó chmh là cái tôi đang làm ở đây.
Việc nhắc đến tất cả những người đã có đóng góp với tôi có thể làm cho nhiều người lúng túng do những chức vụ họ đang đảm nhiệm. Ngoài ra điều đó còn có nghĩa là làm họ phải chia sẻ trách nhiệm về những điều tôi nêu lên, trong khi tôi lại muốn chỉ một mình mình hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên tôi muốn ngỏ lời cảm ơn các thủ trưởng và nhân viên các ban sử của lục quân, hải quân và không quân Pháp đã vui lòng chia sẻ với một kẻ cha vơ chú váo những nguồn tài liệu khiêm tốn của họ với một thái độ lịch thiệp không thể chê trách: thiếu tá Jean Pouget, tác giả cuốn sách tuyệt vời Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ, đã đồng ý cho tôi sử dụng một số bản ghi chép riêng của ông; đại tá Jules Roy, tác giả cuốn Trận Điện Biên Phủ - cuốn sách đã xem xét vấn đề theo một cách mới và rất có ích cho tôi trong việc xác định cụ thể các sự kiện; ông Hanson W. Baldwin đã làm công việc hiệu đính một cách tỉ mỉ và khéo léo; và cảm ơn Dorothy vì đã chăm sóc tôi, đem sức khỏe trở lại cho tôi và đã chịu đựng một người chồng suốt ba năm ròng hầu như lúc nào đầu óc cũng để ở một vùng thung lũng nhỏ xanh rờn tại miền Bắc Việt Nam.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản