Bức Thông Điệp Bi Thảm Của Cổ Nhân là một câu chuyện kể dí dỏm, hấp dẫn, nhưng thực chất mang tính khoa học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề triết học toàn cầu: Có những nền văn minh cổ, vốn đã đạt được trình độ khoa học kỹ thuật vượt xa văn minh hiện đại của loài người, nhưng họ đã bị huỷ diệt bởi năng lượng tiêu cực của bản ngã quá lớn phạm vào những qui luật của tự nhiên? Cuốn sách thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên quan tới những con số 6666 dữ tợn?
Người cổ xưa cho rằng, vật chất phát sinh từ “khoảng không”. Nhà vật lý thiên tài Nga G. Sipop, người đã lập được phương trình mô tả vật lý Chân không (Tuyệt đối) mà bản thân Einstein không làm được, cũng đã ủng hộ ý tưởng như vậy. Mundasep và một số bạn ông cũng có đồng quan điểm này.
Cái Tuyệt đối không đơn thuần là hư không (không có gì), đó là khoảng không chứa Cái gì đó(1). Trước mắt khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Sipop, các nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và tiêu huỷ nhau. Nhưng có một lần cách đây nhiều tỷ năm, các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi được tạo thành trong không gian đã tản đi ngay, nên mỗi thứ vẫn tồn tại. Vật chất đã phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.
Vào thời gian đầu, tồn tại các trường xoắn siêu cao tần và các trường phản xoắn triệt tiêu lẫn nhau. Chúng cũng phát sinh từ Tuyệt đối. Nhưng đã xuất hiện một thời điểm, mà sau khi các trường xoắn và phàn xoắn được hình thành thì chúng đã tản đi mỗi thứ một nơi. Phần trường xoắn siêu cao tần đó tạo thành “thế giới vi tế” (thế giới phi vật lý hay thế giới tâm linh - BT).
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản