Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh


563
Tham khảo
253
Lượt Đọc
80
Tải về
Ủng hộ chúng tôi
https://timsach.vn/go/4017672306

Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh

Văn tế thập loại chúng sinh còn được gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn là một bài văn tế bằng chữ Nôm soạn vào đầu thế kỷ 19. Tác phẩm được coi là một sáng tác xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

Văn tế thập loại chúng sinh, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên Đông Dương tuần báo năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình.

Sách Từ điển văn học (bộ mới)[1] cho biết người đầu tiên phát hiện bài văn tại chùa Diệc ở thành phố Vinh là GS. Lê Thước. Nhưng cổ nhất là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại (nên được gọi là bản Chính Đại), được tàng trữ ở chùa Hưng Phúc, xã Xuân Lôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Từ hai bản này, Hoàng Xuân Hãn khảo chứng, hiệu đính kỹ lưỡng và đã đưa ra một văn bản khác có độ tin cậy cao hơn...

Ngôn ngữ
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giảNhà xuất bản
Mượn Ebook Tốc độ cao - Không quảng cáo
Trang chủ