Phong tục là các thói quen từ lâu đời của đại đa số cá nhân trong một xã hội hay một quốc gia được đúc kết thành những mẫu mực lưu truyền từ đời này qua đời khác, có khả năng ràng buộc ảnh hưởng đến đời sống các nhân trong xã hội hay quốc gia đó, và cũng bị thay đổi theo nhiều thời gian.
Phong tục Việt Nam được nhiều tác giả sách báo Pháp - Việt đề cập như G.Coulet, Maurice Durand, Phan Kế Bính, Nguyễn Đổng Chi...Nhưng chỉ chú trọng đến miền Trung, miền Bắc; miền Nam nếu có các tác giả chỉ phác họa đôi nét. Với sự đề cập thiếu sót về phong tục Miền Nam nhiều như vậy, tác giả Vương Đằng đã dày công nghiên cứu đề tài về phong tục miền Nam để mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng thể đến chi tiết về phong tục miền Nam.
Cuốn sách được chia làm 3 phần:
Phần I: Phần nhập đề
Nội dung của phần này nêu lên tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu, giải thích, định nghĩa về phong tục, tập quán. Bản tính của người Nam trong các giai đoạn lịch sử
Phần II: Phong tục ngoài xã hội
Đề cập về cơ cấu tổ chức xã hội dưới các thời kỳ lịch sử, về cảnh trang trí làng xã, lệ làng, tết Nguyên đán....
Phần III: Phong tục trong gia đình
Phần này bao gồm các phong tục về gia tộc, nhà cửa, thực phẩm, phục sức, dinh dưỡng, bệnh hoạn, sinh kế, cưới hỏi, ma chay...
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản