Sử liệu Trung Quốc và Nhật Bản cho biết trước khi sang Nhật định cư vào năm 1658, Chu Thuấn Thủy đã nhiều lần theo tàu buôn đến Việt Nam.
Trong khoảng thời gian ở nước ta, không những sở học của Chu chẳng có ai nhận chân được giá trị, thậm chí có lúc Chu còn bị quản thúc và suýt mất mạng. Chắc hắn vì thế nên Chu đã từ giã Việt Nam để sang định cư ở Nhật với tư cách là một học giả về Nho học. Trước khi rời Việt Nam, Chu có viết một ký sự về khoảng thời gian bị câu lưu và phục dịch cho phủ chúa Nguyễn ở đất Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam). Tập ký sự này được viết vào năm 1657 và mang tên An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự phục dịch ở An Nam).
Sau khi sang Nhật, Chu được nhiều người mến mộ tài năng nên đã có dịp thi thổ sở học của mình và đóng góp lớn vào việc nghiên cứu, phát triển Nho học trong nước Nhật lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, ở Trung Quốc và Nhật Bản, tên tuổi của Chu còn được nhắc nhở đến khá nhiều, trong lúc đó ở Việt Nam không mấy ai biết đến. Trên thực tế, cùng với tập Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán và cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621 của Christoforo Borri, An Nam cung dịch kỷ sự là một sử liệu độc đáo cung cấp cho ta nhiều thông tin bổ ích về tình hình ở đất Thuận Quảng nói riêng cũng như Đàng Trong nói chung vào thế kỷ XVII.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản