Trong vô vàn những câu danh ngôn về người thầy, có một câu nói rất nổi tiếng của nhà sư phạm Xô Viết, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên XôVasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij rằng: "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ nền giáodục nào, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Vào năm 1994, Erin Gruwell - một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng - về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California. Như nhiềugiáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết… nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như tất cả mọi người. Một ngày, từ một sự cố trong lớp học, cô vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra gần như tất cả học sinh trong lớp đều không hề biết gì về cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức và các nước cùng phe trong Thế chiến thứ hai, nhưng dường như chính các em lại đang là nạn nhân của một cuộc chiến khác - một cuộc chiến không được tuyên bố nhưng không kém phần đau thương và thống khổ.
Erin quyết định giới thiệu với cả lớp hai cuốn sách viết về lòng khoan dung của con người. Đó là hai cuốn nhật kí có rất nhiều nét tương đồng của Anne Frank -cô bé nạn nhân của cuộc tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ haivà Zlata Filipovic - người thiếu nữ viết về cuộc sống của mình trong cuộc chiến ác liệt ở Sarajevo. Từ những nét tương đồng giữa Anne và Zlata với các học sinh của mình, Erin truyền cảm hứng cho các em bắt đầu viết nhật ký về cuộc sống đầy rẫy bạo lực, vô gia cư, phân biệt chủng tộc, bệnh tật và bị lạm dụng… của các em. Và từ những dòng nhật ký đó, Erin Gruwell dần thấu hiểu được hoàn cảnh riêng của từng em, cô đã tìm mọi cách giúp các em lấy lại niềm tin vào chính bản thân mình, niềm tin rằng các em cũng có cơ hội để trở thành người cóích cho xã hội, rằng nếu thật sự muốn, các em không những có khả năng thay đổi được cuộc sống của mình mà còn có thể thay đổi cả thế giới.
Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa như đi thăm bảo tàng về cuộc thảm sát người Do Thái, đi xem phim, gặp gỡ với bà Miep Gies - người đã che giấu gia đình AnneFrank khỏi bọn Đức quốc xã, gây quỹ để mời Zlata Filipovic cùng bố mẹ đến thăm Long Beach, xin tài trợ để các em có dịp đến thăm thủ đô Washington,thành phố New York…, Erin Gruwell đã khiến ban đầu là cả trường, sau đó làgiới truyền thông và cả nước Mỹ phải kinh ngạc vì những gì cô và các học sinh của mình đã làm được. Dù gặp vô vàn khó khăn khi các đồng nghiệp cùng khoa tỏ thái độ thiếu thiện chí, dù cuộc sống riêng tư của Erin bị đảo lộn bởi cô dành quá nhiều thời gian và tâm huyết cho “những đứa trẻ ở phòng 203” nhưng những nỗ lực của cô cũng được đền đáp khi cuốn sách Viết lên hy vọng tập hợp chính những trang nhật ký của cô và các em được xuất bản và làm rung chuyển cả nền giáo dục Mỹ lúc đó. Từ lần đầu tiên xuất bản (1999) cho tới nay, cuốn sách liên tục được tái bản và là cuốn sách bán chạy trên New York Times. Không nhữngthế, Erin Gruwell và Những Nhà văn Tự do còn giành được giải thưởng Tinh thần Anne Frank danh giá. Ngoài ra, họ còn từng xuất hiện trên rất nhiều chươngtrình truyền hình. Vào năm 2007, bộ phim Nhật ký Những Nhà văn Tự do (FreedomWriters Diary) với kịch bản được xây dựng dựa trên nội dung cuốn sách cũng được chiếu rộng rãi trên khắp nước Mỹ, một lần nữa lại chứng minh thành công của Erin và các học sinh của mình.
Thành công của Erin Gruwell là một minh chứng vô cùng rõ ràng cho chân lý trong câu nói của Sukhomlinskij. Cô đã nỗ lực hết sức để giành lại cho các em những gì tốt đẹp nhất, bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Và không chỉ dừng lại ở phòng học 203, thành công của Erin còn tác động đến cả hệ thống giáo dục của Mỹ. Cô đã thành lập nên Tổ chức phi lợi nhuận mang tên Những Nhà vănTự do với mục đích đào tạo ra những giáo viên không chỉ biết đến những gì xảy ra trong lớp học mà còn phải có nhiều phương pháp tiếp cận, truyền cảm hứngvà trao quyền khác nhau để giúp các em học sinh thành công, không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống.
Mong sao cuốn sách này cũng sẽ trở thành động lực, trở thành ngọn đuốc soi đường giúp sợi dây liên kết giữa thầy và trò ngày càng bền chặt,thấu hiểu hơn. Và biết đâu, cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để thầy trò trên mọi miền nước Việt chúng ta cùng viết nhật ký và tạo nên những điều kỳ diệu như cô Erin Gruwell và các học sinh của mình đã làm được.
Trích đoạn hay: Cô Gruwell cũng khuyến khích mình theo đuổi tình yêu đích thực của đời mình, đó là thể thao. Cô nói với mình rằng rất nhiều người mắc chứng khó đọc cũng chơi thể thao rất giỏi, và xem đó như một cách cho những kẻ cười nhạo mình ở lớp học “biết mặt”. Giờ mình đã biết rằng nếu mình chăm chỉ học và chơi thể thao, mình có thể thành công ở cả hai lĩnh vực. - (Trích Nhật kí 11) Hôm nay, trong lớp học của cô Gruwell, mình đã nhận ra rằng dù vỏ có khác nhau thì hạt đậu vẫn chỉ là hạt đậu. Có loại ngon hơn, có loại tươi hơn, nhưng suy cho cùng, chúng đều là hạt đậu. Phương châm của cô Gruwell “Đừng đánh giá hạt đậu qua vỏ ngoài của nó, hãy đánh giá bằng lớp bên trong nó” thực sự rất có ý nghĩa đối với mình. Chỉ cần vẫn còn là con người, mình không cần phải lo lắng về điều người khác nói. Vì suy cho cùng, tất cả mọi người đều như nhau! -(Trích Nhật kí 17) Đừng sợ bạn là cái gì vì tất cả những gì bạn có thể chỉ là chính bạn! Bạn không thể là cái gì khác ngoài bạn, vì thế hãy là bạn khi tốt nhất, bạn hoàn toàn có thể. - (Trích Nhật kí 88) Đọc tới cuối cuốn sách, mình như muốn phát điên vì Anne Frank đã chết, vì khi cô ấy chết, một phần trong mình cũng chết cùng với cô ấy. Mình khóc khi cô ấy khóc, và cũng giống như cô ấy, mình cũng muốn biết vì sao người Đức lại giết hại đồng bào của cô ấy. Cũng như cô ấy, mình biết cái cảm giác phân biệt chủng tộc, cảm giác bị coi thường chỉ vì màu da của mình. Cũng như cô ấy, “đôi khi mình cảm thấy mình giống như một con chim bị nhốt trong lồng, chỉ muốn thoát ra”. Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi đọc xong cuốn sách là sự thật cô G đã nói đúng. Quả thật mình đã tìm thấy chính mình trong những trang sách, đúng như cô ấy đã nói với mình. - (Trích Nhật kí 36) Giờ bạn đã hiểu vì sao mình lại hứng thú như vậy khi được học lớp cô Gruwell thêm một năm nữa. Vì cô Gruwell quan tam tới mình, mình cũng bắt đầu quan tâm tới bản thân. Thậm chí mình còn bỏ hẳn trò trốn học. Mình ghét phải thừa nhận điều này, nhưng đúng là mình đã bắt đầu thích đi học. Mình không thể chờ tới năm sau để lại được học lớp cô Gruwell một lần nữa. Bạn không thể biết trước điều thú vị gì sẽ xảy ra đâu. - (Trích Nhật kí 23)
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản