Các nhà Nho yêu nước Việt Nam thường nhận thức được rõ “Thổ hữu chủ” (Lê Văn Thịnh), “Địa phận Nam Bắc (Phạm Sư Mạnh) “Giang sơn hữu hạn phân Nam Bắc” (Nguyễn Trung Ngạn) “Sóc Nam giới hạn tự an bài” (Ngô Thì Nhậm)… Nghĩa là có ý thức rõ về độc lập chính trị và chủ quyền lãnh thổ, nhưng lại khác mơ hồ trong ý thức độc lập về văn hóa. Mà văn hóa tức là lối sống, là tâm hồn dân tộc. Độc lập về văn hóa mới độc lập sâu sắc, vững chắc…
Dễ hiểu, khi một nhà trí thức “thấm nhuần” văn hóa Trung Quốc thì thậm chí “quên” cả thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau này đều chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Mùa thu trong “truyện Hoa tiên” của Nguyễn Huy Tự chẳng hạn, giống như mùa thu của Đỗ Phủ.
“Lác đác rừng phòng hạt móc sa
Ngàn lau hiu hắt khi thu mờ
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùm cửa ải xa”!
(Phan Huy Vịnh dịch)
Đến như Nguyễn Du mà cũng thế:
“Rừng phong khi lá rủ vàng”
Phải tới Nguyễn Khuyến mới tái tạo một mùa thu thuần túy Việt Nam (xem: Thu vịnh, Thu điếu..)
Tâm thức Việt Nam thời Lý Trần, chừng nào đó, đã có sự suy tư hồi cố (pensée rétra spective) về thời trước Bắc thuộc (Sử ký Đỗ Thiện. Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…)
“Lô Thủy phiên ly, Thao tụ lạc
Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà”
(Sông Lô phên giậu, Thao dân họp Văn Lang ngày tháng, Thục non sông).
(Hành quân, Phạm Sư Mạnh).
Song nói chung, nhận thức về một nền văn minh Việt Nam đặc sắc, khác cách mạng Trung Hoa, tồn tạo hàng ngàn năm trước thời Bắc thuộc của giới trí thức phong kiến Việt Nam (sư tăng, đạo sĩ, nho sĩ…) còn mơ hồ lắm. Bảo là về cơ bản họ không biết gì thì e quá, song cũng không hoàn toàn là nói ngoa…
Dễ hiểu, khi một nhà trí thức “thấm nhuần” văn hóa Trung Quốc thì thậm chí “quên” cả thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau này đều chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Mùa thu trong “truyện Hoa tiên” của Nguyễn Huy Tự chẳng hạn, giống như mùa thu của Đỗ Phủ.
“Lác đác rừng phòng hạt móc sa
Ngàn lau hiu hắt khi thu mờ
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùm cửa ải xa”!
(Phan Huy Vịnh dịch)
Đến như Nguyễn Du mà cũng thế:
“Rừng phong khi lá rủ vàng”
Phải tới Nguyễn Khuyến mới tái tạo một mùa thu thuần túy Việt Nam (xem: Thu vịnh, Thu điếu..)
Tâm thức Việt Nam thời Lý Trần, chừng nào đó, đã có sự suy tư hồi cố (pensée rétra spective) về thời trước Bắc thuộc (Sử ký Đỗ Thiện. Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…)
“Lô Thủy phiên ly, Thao tụ lạc
Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà”
(Sông Lô phên giậu, Thao dân họp Văn Lang ngày tháng, Thục non sông).
(Hành quân, Phạm Sư Mạnh).
Song nói chung, nhận thức về một nền văn minh Việt Nam đặc sắc, khác cách mạng Trung Hoa, tồn tạo hàng ngàn năm trước thời Bắc thuộc của giới trí thức phong kiến Việt Nam (sư tăng, đạo sĩ, nho sĩ…) còn mơ hồ lắm. Bảo là về cơ bản họ không biết gì thì e quá, song cũng không hoàn toàn là nói ngoa…