Ca dao về mẹ là một trong những mảng độc đáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó phản ánh tình cảm thiêng liêng cao quý nhưng lại rất gần gũi giữa cuộc sống đời thường. Nó đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, êm ái nhưng đọng lại rất sâu và rất lâu.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, từ lúc sinh ra và lớn lên ai mà không có mẹ và ai mà không cần có mẹ. Chính vì có mẹ ta mới có một tuổi thơ ngọt ngào và khôn lớn nên người. Tình mẹ là một tình yêu thiêng liêng, cao cả không gì thay thế được, chỉ có mẹ mới chịu đựng được bao nỗi nhọc nhằn, lao tâm lao lực với con. Những tháng cưu mang là những tháng ngày mẹ phải vất vả, ăn không ngon, ngủ không yên, đi đứng khó khăn, nhưng mẹ vẫn cảm thấy vui vì mẹ biết rằng rồi đây mẹ sẽ có con- một niềm vui lớn không gì đánh đổi được. Cho đến lúc con được sinh ra và lớn lên, cũng là nỗi vất vả, khó khăn của mẹ chất chồng. Mẹ vui cùng những bước đi chập chững của con, mẹ đau lòng mỗi khi con vấp ngã, mớm cho con từng ngụm nước, muỗng cơm, mỗi bước đi của con đều có mẹ dắt dìu, nâng đỡ... Thế là con lớn lên từ đôi tay ấm nồng của mẹ, từ dòng sữa ngọt ngào, từ tình yêu thương bao la của mẹ... Ôi! lòng mẹ thật cao đẹp làm sao! Trong dòng đời xuôi ngược, trong những lo toan của cuộc đời, đôi khi con quên mẹ, con bận bịu với cuộc sống, với chén cơm, manh áo, bận tâm với những cái tủn mủn, nhỏ nhặt, nhưng con chưa bao giờ bận bịu với mẹ, để rồi một ngày nào đó con thất bại giữa cuộc đời, con lại về với mẹ, lại nhớ về công ơn của mẹ:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Thiết lập
Reflow text when sidebars are open.