Bất cứ một nền văn học nào trong sự vận động và phát triển của nó đều nhằm đề cập và giải quyết ở mức độ nhất định những vấn đề mà thời đại đó đặt ra và nó có thể dự báo những vấn đề chủ yếu của con người và thời đại trong bước tiến của lịch sử.

Văn học cách mạng, văn học thời kỳ chiến tranh của chúng ta là sự phát triển tiếp nối của truyền thống yêu nước trong văn học dân tộc. Âm hưởng chung của văn học giai đoạn này là cái anh hùng, cái hào hùng. Ý thức chung của nền văn học đó là hướng tới sự phản ánh cái cao đẹp của chiến tranh nhân dân, vì vậy mang đậm giai điệu sử thi. Và nếu cái chất sử thi ấy có lấn cái đau thương, cái đời thường thì cũng là lẽ đương nhiên và cũng dễ hiểu trong sự cảm nhận của người đọc hôm qua, hôm nay và cả mai sau.

Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986), đời sống văn học Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức và tiếp nhận nghệ thuật. Việc phản ánh cuộc sống và con người trong văn học được suy ngẫm và phân tích một cách sâu sắc những đối cực giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, chân thực, giả tạo… Từ góc độ khám phá hiện thực khác nhau, nhà văn đã cố gắng thể hiên số phận con người với những chiến công và chiến bại, những niềm vui lẫn day dứt đau thương, có khi rất riêng tư rong sâu thẩm của tâm hồn, có khi lại hòa đồng với những lo toan, trăn trở đi lên của dân tộc. Có thể xem tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh - một thành tựu đặc sắc của văn học thời kỳ đổi mới ở mảng đề tài viết về chiến tranh sau chiến tranh, là một ví dụ.

Đang tải sách
Trang chủ