HỊCH TƯỚNG SĨ của Trần Quốc Tuấn là một trong số thiên cổ hùng văn của nước ta.
Nguyên bản được viết bằng chữ Việt cổ (chữ Nho) 諭諸裨將檄文 phiêm âm là “Dụ chư tỳ tướng hịch văn), gọi tắt là “Hịch Tướng Sĩ”, được thống súy Trần Quốc Tuấn viết vào cuối thế kỷ thứ XIII, trước cuộc chiến chống quân Mông-Tàu lần thứ hai.
(Chúng tôi dùng “Mông-Tàu” để chỉ giai đoạn Mông Cổ diệt nhà Tống (nước Tàu) và lập nên nhà Nguyên để cai trị dân Tàu và dân Mông Cổ.)
Bài hịch nổi tiếng này đã được nhiều người dịch ra văn xuôi và thơ, kể cả một bản dịch ra Anh ngữ. Chúng tôi trích đăng tất cả những bản dịch từ trước đến nay để cống hiến cho con cháu Đức Thánh Trần có thêm tài liệu tham khảo.
Tưởng cũng nên tóm lược về giai đoạn lịch sử 3 lần đánh thắng quân Mông-Tàu này của quân dân Đại Việt do thống súy Trần Quốc Tuấn chỉ huy:
Trước khi đánh bại hoàn toàn nhà Tống (triều đại cai trị nước Tàu), quân Mông Cổ đã tiến đánh nước ta. Vào năm 1254 quân Mông Cổ chiếm nước Đại Lý (tỉnh Vân Nam bên Tàu ngày nay), muốn chiếm luôn nước ta để tạo thế gọng kìm đánh Tống. Bọn họ cho sứ giả sang nước ta “mượn đường” để hành quân (đánh Tống). Vua quan nhà Trần của ta không cho. Chiến tranh nổ ra.
Vào tháng 1 năm 1258 vua Mông cho danh tướng Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) cùng con trai là Aju (a Truật) đem 30.000 quân người Mông Cổ và 15.000 quân người Đại Lý ồ ạt tấn công nước ta. Quân Mông Cổ đã mau chóng chiếm được kinh đô Thăng Long. Sau khi củng cố lực lượng, vua quân nhà Trần đã đánh bật quân xâm lược ra khỏi đất nước.
Năm 1278 Mông Cổ diệt nhà Tống, lập triều đại Nguyên cai trị xứ Tàu và Mông Cổ nên gọi giai đoạn lịch sử này của Tàu là “Mông-Tàu”.
Là đế quốc khét tiếng, bọn Mông Cổ không ngừng mở rộng biên cương, đưa quân đi đánh chiếm và tiêu diệt các nước.
Năm 1285, vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Xubilaĭ Khaan) cho quân đánh nước ta với lực lượng lớn từ hai mặt xuất phát bên Tàu đánh xuống và cánh quân Mông-Tàu viễn chinh phía Chiêm Thành đánh lên. Cuộc chiến kéo dài khoảng 6 tháng. Ban đầu quân Mông-Tàu thắng ta một số mặt trận và chiếm luôn kinh thành Thăng Long, vua quân Đại Việt phải rút về Thanh Hóa, tiêu khổ kháng chiến. Sau hơn 2 tháng, quân ta bắt đầu phản công và liên tiếp thắng lợi, tái chiếm kinh thành Thăng Long.
Ngay sau khi bại trận, quân Mông-Tàu lại sang phục thù. Quân dân Đại Việt đối đầu với giặc xâm lược Mông-Tàu lần thứ ba bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 1287. Lần này quân Mông-Tàu chia làm 3 cánh từ Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông ồ ạt tấn công nước ta.
Cũng giống như 2 lần trước, quân Mông-Tàu thắng ta một số nơi và cũng chiếm được thủ đô Thăng Long. Quân Đại Việt rút về Hải Phòng. Từ đây quân ta đánh vào bộ chỉ huy thủy quân Mông-Tàu tại Vạn Kiếp và giành thắng lợi vẻ vang. Tiếp đó, quân ta tạo thêm chiến thắng trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng thủy quân của Mông-Tàu. Trên đất liền, quân ta cũng diệt được các cánh bộ binh Mông-Tàu ở Bắc Giang và Lạng Sơn.
Với 3 lần thắng đội quân hung hãn nhất thế giới, thống súy Trần Quốc Tuấn và quân dân Đại Việt đã bảo vệ được sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.
Reflow text when sidebars are open.