Hôm trước ngày đi Đất Mới khai giảng niên học mới, Diệp chở mẹ đi nhổ răng. Trên đường về, bỗng dưng Diệp nghe nước mắt mẹ rớt trên lưng mình. Mẹ than buồn, vì miệng còn ngậm bông gòn nên giọng mẹ bệu bạo (hay tại khóc ?), mẹ nói, không biết thầy Nhiên có chê mẹ già không. Diệp biết mẹ nói không thật, mẹ khóc vì mai này mẹ đã xa Diệp mất rồi, chứ hai mẹ con Diệp hiểu thấu tới đáy lòng, thầy Nhiên không phải là người coi trọng mấy chuyện lặt vặt đó.
Mẹ Diệp lớn hơn thầy Nhiên đến tám tuổi, hồi họ quen nhau, thầy Nhiên mới ba mươi ba. Nhà may của mẹ cách trường cấp ba Hưng Hải chừng mươi thước, nổi tiếng khắp thị xã về may áo dàị Gặp lần đầu ở buổi họp phụ huynh, thấy thầy vai áo rách, về nhà mẹ Diệp mua vải may tặng thầy một chiếc sơ mi mới, để lấy lòng thầy cho con nó nhờ. Sau này, thầy hay lại nhà nhờ mẹ Diệp may áọ Có lần mẹ hỏi vợ thầy đâu mà để áo rách vầy, thầy cười, còn gửãi ở nhà ngườị Diệp đi học về, mẹ hỏi, thầy Nhiên ba mươi mấy tuổi đầu chưa lấy vợ, chắc thầy khó tính lắm hả con. Diệp lắc đầu, không, thầy thấy thương lắm.
Diệp nói thật lòng. Từ ngày thầy Nhiên chủ nhiệm lớp, buổi sinh hoạt nào lớp cũng vui tươi, tràn ngập tiếng hát, tiếng cười, có đứa còn đi học đàn về gảy tửng từng tưng. Thầy dạy môn Văn và biến những tiết học khó khăn này thành một thiên đường của cảm xúc. Giọng thầy ấm áp, sôi nổi, truyền cảm, mắt hay nheo, coi bộ hóm hỉnh, vui tính. Thầy bảo, mắt thầy bị tật hồi còn ở lính, không nheo thì bắn không... trúng, nheo riết thành quen. Bọn Diệp cười, tướng thầy mà bộ đội gì, thầy cũng cười, giỡn hoài, đơn vị còn không định cho ra quân nhưng thầy nhất quyết xin ra, đi dạy học. Đám học trò khen thầy dạy Văn giỏi nhất trường. Nhà trường thì không nghĩ vậy, dạy cháy giáo án hoài mà giỏi gì.
Thiết lập
Reflow text when sidebars are open.