Đã là một thời khắc hồ hởi cho Trung Quốc và thế giới. Trong cuối 1987, vào lúc kết thúc của một Đại hội Đảng Cộng sản đầy khí thế mà đã có vẻ đẩy Trung Quốc trên một tiến trình tiến bộ hơn, một nhóm mới của các lãnh tụ đã nổi lên, dẫn đầu bởi một người đàn ông thanh thản siêu phàm có tên là Triệu Tử Dương.
Triệu đã không phải là một người vô danh: sau một sự nghiệp ấn tượng ở các tỉnh hướng dẫn những bước chập chững đầu tiên của sự phục hồi của Trung Quốc từ những thí nghiệm kinh tế thất bại chí tử của Mao Trạch Đông, Triệu đã được gọi về Bắc Kinh trong năm 1980 và đã mau chóng được bổ nhiệm làm Thủ tướng, chịu trách nhiệm về nền kinh tế.
Tuy nhiên bây giờ ông được nâng lên vị trí cao nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc: Tổng Bí thư của Đảng. Vì ông mới sáu mươi tám tuổi—chỉ là một đứa trẻ giữa các lãnh tụ Trung Quốc—ông đã phải giải quyết một thế hệ già của những người kỳ cựu không có các chức danh chính thức tuy nhiên có quyền lực cuối cùng. Nhưng lãnh tụ tối cao của những người tuổi tám mươi đó, Đặng Tiểu Bình, đã trao cho Triệu các chìa khoá của nước cộng hoà. Đã là thời của ông để toả sáng.
Triệu đã không giống bất kỳ lãnh tụ Trung Quốc trước nào. Khi lõi nội bộ mới, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, xuất hiện vào cuối Đại hội đó trong năm 1987 cho sự giáp mặt chưa từng có với đội quân báo chí quốc tế tại Đại Lễ Đường Nhân dân, Triệu đã rạng rỡ với một sự tự tin thanh thản. Ông đã có vẻ báo hiệu rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để gia nhập thế giới, rằng nó đã bắt đầu một quá trình biến đổi không chỉ nền kinh tế của nó mà cả nền chính trị chặt chẽ của nó.
Lần đầu tiên trong ký ức, toàn bộ Ban Thường Vụ đã xuất hiện trong quần áo Tây phương, các bộ đồ Mao của họ đã được giấu đi cho dịp chụp ảnh này nhắm tới nói cho phương Tây đã phát triển rằng Trung Quốc đã thoải mái trên sân khấu. Khi một phóng viên đã bình luận về bộ vest sọc ấn tượng của Triệu, Triệu, với một cái cười toe toét, vui đùa mở chiếc áo ra để khoe ve áo có dòng chữ: made in China. Một thời đại mới đã có vẻ trong tầm tay.
Trong hai năm tiếp theo, tuy vậy, công việc tuột khỏi vòng kiểm soát, đối với Trung Quốc và Triệu. Những sai lầm trong nền kinh tế đã dẫn đến lạm phát lan tràn mà đã làm các công dân Trung Quốc tức tối và đã mở cửa cho những lãnh tụ thận trọng hơn của Trung Quốc để nắm lấy quyền lực và áp đặt lại những kiểm soát tập trung.
Và rồi, trong tháng Tư 1989, các cuộc phản kháng Thiên An Môn đã nổ ra. Vào thời gian chúng bị đàn áp, chưa đến hai tháng sau, Triệu bị tước quyền lực và dưới sự quản thúc tại gia tại nhà ông trên một ngõ yên tĩnh ở Bắc Kinh. Tác nhân thay đổi hứu hẹn nhất của Trung Quốc đã bị làm nhục, cùng với các chính sách ông ủng hộ.
Triệu đã sống mười sáu năm cuối cùng của đời ông, cho đến cái chết của ông trong năm 2005, trong sự tách biệt. Một chi tiết thi thoảng về đời ông tuồn ra: các tường thuật về một cuộc chơi golf, một bức ảnh về nét mặt già đi của ông, một bức thư cho các lãnh tụ Trung Quốc được lọt ra. Nhưng các hoạc giả Trung Quốc thường đã than vãn rằng Triệu chẳng bao giờ có tiếng nói cuối cùng của ông, rằng ông đã không để lại quang cảnh của ông về những gì thực sự đã xảy ra đằng sau sân khấu trong những năm náo động mà ông đã ở Bắc Kinh và, đặc biệt, trong 1989 trong thời gian các cuộc phản kháng Thiên An Môn, khi ông đã dũng cảm đương đầu với các lực lượng bảo thủ của Trung Quốc và đã thua.
Sự thực là, Triệu đã có tạo ra một hồi ký như vậy, trong sự bí mật hoàn toàn. Cuốn sách này là lần đầu tiên nó được đưa ra công khai.
Hoá ra là, Triệu đã ghi một cách có phương pháp các ý nghĩ và những hồi ức của ông về một số thời khắc quan trọng nhất của Trung Quốc hiện đại. Ông đã nói về cuộc đàn áp thẳng tay ở Thiên An Môn, về những đụng độ của ông với các địch thủ hùng mạnh của ông đằng sau sân khấu, về sự cãi nhau vặt thường nằm sau việc hoạch định chính sách, về làm thế nào Trung Quốc phải tiến hoá để đạt sự ổng định dài hạn.
Bằng cách nào đó, dưới mũi của những kẻ bắt giam ông, Triệu đã tìm được cách để ghi khoảng ba mươi băng (ghi âm), mỗi băng dài khoảng sáu mươi phút. Đánh giá từ nội dung của chúng, chúng được ghi vào khoảng năm 2000. Các thành viên gia đình ông nói họ không biết gì về dự án. Triệu đã ghi những nhật ký âm thanh này chủ yếu bằng ghi trên những băng cassette chất lượng thấp nằm quanh nhà: nhạc trẻ em và Kinh Kịch. Ông đã cho biết thứ tự của chúng bằng đánh số chúng với những đánh dấu bút chì mờ. Đã không có những tiêu đề hay các ghi chú khác. Vài băng ghi đầu tiên, bao gồm Thiên An Môn và các chủ đề khác ông đã hăm hở để đề cập—như những cáo buộc rằng Triệu đã phản bội người tiền nhiệm của mình, Hồ Diệu Bang, khi Hồ bị buộc rời quyền lực trong 1987—có vẻ đã được ghi trong cuộc thảo luận với các bạn bè. Tiếng của họ được nghe trên băng nhưng được bỏ đi để bảo vệ họ và sự an toàn của các gia đình của họ.
Khi Triệu hoàn tất việc ghi âm sau khoảng hai năm, ông đã tìm được cách để chuyển các băng cho vài bạn thân tín. Mỗi người được trao chỉ một phần của tổng số các băng, rõ ràng là một cố gắng để giảm bớt rủi ro rằng các băng có thể bị mất hay bị tịch thu. Khi Triệu chết trong 2005, vài trong số những người biết về các băng ghi âm đã khởi động một cố gắng bí mật, phức tạp để thu thập chúng vào một chỗ và sau đó gỡ băng chúng cho việc xuất bản. Muộn hơn, một bộ khác của các băng, có lẽ các bản gốc, đã được tìm thấy, được giấu ở nơi dễ thấy giữa các đồ chơi của các cháu ông trong phòng sách của ông.
Bản thân các băng ghi âm đã quay trở lại với gia đình Triệu, người sẽ quyết định họ sẽ phải bảo quản thế nào. Những clip ghi âm sẽ được đưa ra cho công chúng lúc phát hành cuốn sách này.
Là một trình bày gần như đầy đủ của nhật ký được ghi của Triệu. Cuốn sách không theo trình tự chính xác của Triệu. Một số đoạn được sắp xếp lại và vài đoạn khác được cắt bớt để loại bỏ sự lặp lại và cho tính dễ đọc rõ hơn. Thí dụ, chúng tôi mở đầu với các tiết đoạn giải quyết các cuộc phản kháng Thiên An Môn và sự đàn áp thẳng tay trong năm 1989 và nhiều năm của Triệu dưới sự quản thúc tại gia. Chúng tôi cũng bắt đầu mỗi chương với những ghi chú ngắn của các biên tập viên, bằng chữ nghiêng, để giúp dựng sân khấu cho các bạn đọc không quen với những gì xảy ra ở Trung Quốc lúc đó. Chúng tôi cũng đã chèn tư liệu khắp cuốn sách [trong dấu ngoặc vuông] và các ghi chú cuối trang để làm rõ thêm. Ở bất cứ đâu, những thứ này xuất hiện, đấy là từ ngữ của chúng tôi, không phải của Triệu.
Mặc dù Triệu đã không cho chỉ dẫn nào về tư liệu có thể được xuất bản hoặc mặt khác được sử dụng như thế nào và khi nào, ông rõ ràng đã muốn câu chuyện của mình sống sót. Đây là những gì ông nói vào bắt đầu của Phần 1, kể về các sự kiện dẫn đến vụ Tàn sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu 1989: “Tôi ghi lại vài ghi chú về các sự kiện xung quanh sự cố mùng Bốn tháng Sáu bởi vì tôi lo rằng tôi có thể bắt đầu quên một vài chi tiết. Tôi hy vọng rằng nó có thể được dùng như một loại hồ sơ lịch sử.”
Tầm quan trọng của nhật ký này là như thế nào? Trên hết, lần đầu tiên mà một lãnh tụ cỡ của Triệu ở Trung Quốc đã nói thẳng thắn về cuộc sống trên đỉnh. Ông cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào một trong những chế độ mờ đục nhất thế giới. Chúng ta được nghe về những chiến thắng và những thất bại, những niềm tự kiêu và những sự không an toàn, của người muốn thử mang lại thay đổi khai phóng cho Trung Quốc, và người đã làm mọi cố gắng để chặn vụ Tàn sát Thiên An Môn. Đấy là phiên bản của Triệu về lịch sử, và có lẽ ông đã đang đưa ra các lý lẽ của mình cho một thế hệ lãnh tụ tương lai những người có thể xét lại vụ của ông và quyết định liệu ông phải được phục hồi trong ký ức của Đảng, và của quốc gia hay không.
Cấu trúc quyền lực mà Triệu mô tả là lộn xộn, thường vụng về. Các phe phái cạnh tranh nhau vội vã để lôi kéo lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, mà cái gật đầu đồng ý hay sự bác bỏ của ông cộng hưởng qua xã hội cứ như được chuyển xuống từ một nhà tiên tri. Trong chuyện kể này, Đặng là một nhân vật mâu thuẫn, người thúc Triệu đi nhanh với những cải cách kinh tế nhưng kiên định đánh trả chống lại bất cứ thứ gì có vẻ thách thức quyền tối cao của Đảng. Ông thỉnh thoảng được vẽ chân dung không như người quyền uy, mà như một con rối, tuỳ vào sự thao túng của Triệu hay các đối thủ của ông, phụ thuộc vào ai trình bày vụ việc của mình trước. Triệu suy ngẫm về những bình luận ông đưa ra cho lãnh tụ Soviet Mikhail Gorbachev mà đã làm Đặng khó chịu. Giả thiết của ông, dựa vào hàng năm trong giới nội bộ, là Đặng đã không thể có một phản ứng như vậy chỉ một mình: “Tôi dù sao muốn biết đã là ai hay người đó đã tìm được cách như thế nào để kích động Đặng.”
Trung Quốc mà Triệu miêu tả không phải là triều đại nào đó đã biến mất từ lâu. Nó là Trung Quốc ngày nay, nơi các lãnh tụ quốc gia chấp nhận quyền tự do kinh tế nhưng tiếp tục hăm doạ và bắt bớ bất kỳ ai thử nói công khai về sự thay đổi chính trị. Mặc dù các nhân vật trung tâm của câu chuyện của Triệu hầu hết đã qua đời, bản thân hệ thống và các thói quen của nó đã không tiến hoá. Vào cuối năm 2008, hơn ba trăm nhà hoạt động Trung quốc, đánh dấu kỷ niệm lần thứ sáu mươi của Tuyên ngôn Phổ quát về các Quyền con người, đã cùng ký Hiến chương 08, một văn kiện kêu gọi Đảng cải cách hệ thống chính trị của nó và cho phép quyền tự do ngôn luận và một nền tư pháp độc lập. Bắc Kinh đã phản ứng lại như nó đã luôn luôn phản ứng: thẩm vấn nhiều trong số những người ký và bắt một số người, kể cả nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Lưu Hiểu Ba.
Trung Quốc vẫn là một quốc gia nơi sự ám ảnh của Đảng với sự tự-duy trì (self-perpetuation) dẫn dắt hành vi công của nó, và nơi những tiếng nói yêu nước mà không thích hợp từng ly từng tý bị làm cho câm lặng. Điều đó có những hệ quả vượt xa lĩnh vực chính trị. Trong năm 2003, khi virus SAR chết người bắt đầu lan ra ở Trung Quốc, ban đầu các quan chức đã dùng đến cách để thử kiểm soát tin tức và che đậy mức độ vấn đề. Sự thiếu tính thật thà đó có thể đã làm cho nhiều ngàn người hơn có thể bị lây nhiễm.
Nhật ký này không toàn diện. Nó không bàn tới sự nghiệp dài và phong phú của Triệu, chỉ tới ba năm náo động trước khi ông rớt khỏi quyền lực. Thế nhưng những thành tựu xuất sắc của ông và uy tín ông đã phát triển là đáng được nghi nhớ. (Trích phần lời bạt trong sách)
Thiết lập
Reflow text when sidebars are open.