Cùng với sự hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, chúng ta được tiếp cận với nền văn hóa muôn màu sắc của các châu lục, quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh này, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có một vị trí đặc biệt quan trọng. Chính những giá trị văn hóa cội nguồn của mỗi dân tộc đã khẳng định dự bền vững, trường tồn và phát triển của dân tộc đó trong cộng đồng các dân tộc trên hành tinh của chúng ta.
Phong tục tập quán thờ cũng trong mỗi gia đình là một phần của văn hóa dân tộc, nó gắn bó sâu sắc với mọi lớp người trong đời sống xã hội.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người VIệt Nam. Thường thờ cũng từ năm đời trở lại. Ngoài những kỷ giố của mỗi vị trong dòng họ, người Việt Nam thường cũng lễ tiên tổ vào những kỳ tuần, tiết, sóc, vọng. Lớn thì sửa cố mặn linh đình, có tế, có lễ và con cháu gần xa tụ hội đông đủ gặp mặt nhau. Nhỏ thì lễ chay hoa quả, thậm chí chén nước, nén nhang, lòng thành thắp lên gọi là nhớ công tiên tổ.
Phong tục tập quán thờ cũng trong mỗi gia đình là một phần của văn hóa dân tộc, nó gắn bó sâu sắc với mọi lớp người trong đời sống xã hội.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người VIệt Nam. Thường thờ cũng từ năm đời trở lại. Ngoài những kỷ giố của mỗi vị trong dòng họ, người Việt Nam thường cũng lễ tiên tổ vào những kỳ tuần, tiết, sóc, vọng. Lớn thì sửa cố mặn linh đình, có tế, có lễ và con cháu gần xa tụ hội đông đủ gặp mặt nhau. Nhỏ thì lễ chay hoa quả, thậm chí chén nước, nén nhang, lòng thành thắp lên gọi là nhớ công tiên tổ.