Nhật kí người điên là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Lỗ Tấn. Với vai trò đại diện cho nền văn học mới, tác phẩm được coi như “phát súng đầu tiên” nhắm vào dinh luỹ chế độ phong kiến Trung Hoa lỗi thời, vạch trần sự tàn ác của xã hội “ăn thịt người”, qua đó cất tiếng kêu khẩn thiết đòi cứu lấy những con người bấy lâu sống cam phận, ngủ vùi trong ngu muội, lạc hậu; cứu lấy đất nước Trung Hoa đang chìm trong “bữa yến tiệc thịt người”. Bài viết tập trung làm nổi bật những lớp nghĩa sâu xa mà hình tượng sáng tạo đặc biệt của tác phẩm - hình tượng “người điên” viết nhật kí đã gợi ra.
***

"Nhật ký người điên" - một truyện ngắn cực hay mà Lỗ Tấn viết cách đây ngót 100 năm (1918), nó là một câu chuyện xoay quanh một người đàn ông bị một chứng bệnh thần kinh kỳ lạ mang tên "Bách hại cuồng".

Đó là chứng bệnh na ná chứng hoang tưởng, trong đó người đàn ông kia trông thấy cái gì cũng nghĩ là có người muốn hại mình.

Khi người đàn ông mắc bệnh ấy thấy đám trẻ con nói chuyện với nhau, hắn lại nghĩ " tụi nhỏ đang bàn kế hoạch ăn thịt mình". Thấy anh trai mình tiếp khách thì lại nghĩ " Đến anh trai mình cũng tham gia kế hoạch ăn thịt mình sao?". Khi nhớ mang máng lại hồi xưa học lịch sử được thầy dạy về việc người nước Sở bao vây thành nước Tống, người nước Tống đói quá phải đổi con cho nhau để ăn thịt; thì lại quả quyết trong đầu rằng " Đúng rồi cả cái đất nước này có truyền thống ăn thịt người từ hơn 4000 năm trước rồi cơ, khổ thân tôi".

100 năm sau ngày Lỗ Tấn viết xong truyện, người ta còn biết ông ngoài tài viết văn ra còn có tài tiên tri, khi có rất nhiều người mắc bệnh "Bách hại cuồng" . Điểm đặc biệt là những bệnh nhân này không phải ở Trung Quốc mà chỉ là ở đâu đó gần đấy thôi.

Thế đấy, đôi lúc chả có việc gì xảy ra cả, đơn giản chỉ là có ai đó bị bệnh "Bách hại cuồng" mà thôi.

Đang tải sách
Trang chủ