Current View

Phong thủy, thời cổ đại còn gọi là Thanh ô thuật, Thanh điều thuật, Địa lý, Âm dương, Kham dự, v.v... Trong xã hội Trung Quốc thời xa xưa, phong thủy là một hiện tượng văn hóa không thể xem thường, luôn luôn lưu truyền, nếu thực sự muốn truy tìm khởi nguyên, thì có thể nói rằng nguy từ thời công xã thị tộc đã xuất hiện những hình thức ban đầu của nó. Từ thời đại Thương, Chu đã có thể nhận biết các hình tượng loại này. Chẳng hạn, các nhà phong thủy học hậu thế còn mải thích thú với bài “Công Lưu Thiên Mân" trong Kinh Thi nói về ký ức của dân tộc Chu về sự di chuyển của tổ tiên. Mỗi khi nhắc đến sự di chuyến ấy, người Chu lại xướng:

“Đốc công lưu, vụ lư tư nguyên, kỳ thuận nài tuyên... trắc tắc tại nghiễn, phục giảng tại nguyên".

“Đốc công lưu, kỳ phổ kỷ trường, ký cảnh nài cương, tương kỳ âm dương, quan ký lưu tuyền... độ kỳ thấp nguyên... độ kỳ tịch dương. Mân cư đoàn hoang".

("Dốc lòng hau lợi ích chung, thế nên chọn chốn dất bằng, đã thuận lại thông, lên cao đi lôi đình đồi, xuống thấp đt tới đồng bằng.

Đốc lòng lưu lợi ích chung, chọn dối rộng dài, dồi múi tươi đẹp, lại hợp âm dương, có nguồn suối chảy. Đắn do nơi trũng thấp, chốn lịch dương mà định cư ở vùng đất Mãn.)

Đủ thấy khon phong thủy vốn có từ mấy ngàn năm về trước, nằm trong bối cảnh văn hóa xã hội thâm hậu, cho nên suốt mấy ngàn năm nay, kinh nghiệm phong thủy vẫn được lưu truyền tận hang cùng ngõ hẻm ở Trung Quốc, thậm chí vẫn hiện diện trong sinh hoạt thường ngày của các dân tộc ít người. Đáng tiếc là từ đầu thế kỷ hai mươi đến giờ, xã hội từng có những giai đoạn trừng phạt thuật phong thủy. Nhưng cũng may nó hoàn toàn không mất ảnh hưởng, chính vì phong thủy đã là một tín ngưỡng có cơ sở tâm lý hám rễ chắc chắn trong lòng người, cho nên khi gặp cơ hội thích hợp, nó lại trỗi dậy.

Điều trọng yếu là, trước phong thủy như một hiện tượng văn hóa, người ta nên có thái độ và góc độ nhìn nhận như thế nào. Đến nay khoa học không còn là khu vực cầm. Trước một hiện tượng văn hóa từng tồn tại trong lịch sử và hiện thực xã hội nhiều đời, nếu chưa đi sâu quan sát nghiên cứu, đã tùy tiện phê phán, thì thật là thiển cận và phi khoa học.

Hegel đã nói: "Tồn tại là hợp lý. Hợp lý, nghĩa là có lý do để tồn tại. Nếu cho rằng nó là cặn bã xấu xa, cùng phải hiểu rõ căn bệnh, mới có thể kê đơn điều trị. Cho nên, phải kiếnlập một ngành khoa học chuyên nghiên cứu phong thủy, đó vừa là yêu cầu tất nhiên để phát triển khoa học, vừa là nhiệm vụ vô cùng trọng yếu trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của chúng ta. Ở nước ngoài, đã sớm hình thành một môn khoa học rõ ràng nghiên cứu khoa phong thủy của Trung Quốc. Ví dụ, một chuyên gia nghiên cứu văn hóa khoa học kỹ thuật cổ đại Trung Quốc là tiến sĩ Leeaoxơ đã biểu thị sự quan tâm rất lớn đến khoa phong thủy của Trung Quốc. Hiểu biết của tiến sĩ Leenoxo về lịch sử khoa phong thủy của Trung Quốc cực kỳ sâu sắc, khiến chúng ta vô cùng thán phục. Lời tổng kết việc nghiên cứu phong thủy của ông như sau: "Kham dự thuật, trong số các thuật chiêm bốc, là uyên thâm nhất của các thời đại văn hóa Trung Quốc".

Trang chủ