Khúc Bi Tráng Cuối Cùng là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoạt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyêtns đối nghịch nhau. Tái hiện thời khác cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thản...nghẹt thở.
Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và tứ đó những mối quan hệ bạn bè, cha - con, nam - nữ đã tự bộ lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn. Khúc bi tráng cuối cùng đậm chất lính nhưng không hào sảng, ngợi mà đặt cạnh niềm vui ngày chiến thắng là những đau thương mất mát đề người đọc chúng ta thấy được một góc cạnh chân thực của chiến tranh. Và chính vì có cái nhìn toàn diện và chân thực đến vậy cho nên tác phẩm của Chu Kai bao giờ cũng để lại nỗi ám ảnh day dứt trong từng câu chữ.
Chu Lai là một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Đã từng một thời khác áo lính, ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Và tiểu thuyết là thể loại mà Chu lai đã khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với câu chuyện và những phận người đầy gai góc. Người lính trong Nắng đồng bằng không chỉ biết có chiến đấu vì lý tưởng, biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn... nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.Reflow text when sidebars are open.