Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
Đã có thời xa xưa người ta tin rằng trái đất này là một mặt phẳng có hình thù như chiếc đĩa ăn. Thuở ấy, lúc dừng chân đứng trước đại dương bao la, phóng tầm mắt ra xa mà không bị các vật thể như cây cối nhà cửa che khuất, người ta đã lầm tưởng rằng cái lằn gạch cuối ở phía chân trời xa là đường kết thúc của trái đất. Ấy là thời mà con người còn tin rằng trái đất đứng yên và tất cả hành tinh, kể cả mặt trời, quay chung quanh trái đất.
Nhưng không, lầm to! Trái đất này vẫn quay. Trái đất quay đều quanh mặt trời và cũng quay vòng theo chính trục của tự nó. Nghĩa là trái đất này cũng đang đi, đi liên tục không ngừng nghỉ. Tội nghiệp cho những trí tuệ lớn của nhân loại như các nhà thiên văn đã từng phải bị đày đọa, bị quản thúc, bị nhục mạ … vì họ đã dám nghĩ khác theo đúng tinh thần khoa học. Người ta còn nhớ rành rẽ chuyện bác học Galileo Galilei (1564-1642) bị Tòa án Dị giáo của La Mã dùng mọi nhục hình buộc ông phải thú nhận rằng ông đã sai lầm khi lên tiếng bênh vực cho thuyết Nhật Tâm (mặt trời đứng yên). Quá bận tâm cho gia đình có thể bị vạ lây và lo lắng cho cuộc sống của con cái, cụ già 69 tuổi ấy đành phải chịu nhục quỳ gối trước nhà thờ và cúi đầu nói: “Tôi xin từ bỏ ý nghĩ sai lầm của mình, rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ.” Nhưng lúc đứng lên ông lẩm bẩm trong miệng: “Eppur si muove!” (Dù gì thì trái đất vẫn quay.)
Sau này, có rất nhiều nhà du hành đã đi vòng quanh trái đất để chứng minh rằng trái đất này là một quả cầu. Họ có thể mang tên là Christoph Columbus, là Marco Polo, Ferdinand Magellan… hay Huyền Trang. Họ chính là những người đã dạy cho ta một bài học, cho ta biết rằng: “Đường đi không biên giới“. Không biên giới kể cả khi đã đi giáp một vòng trái đất. Không biên giới vì một lẽ rất đơn giản: “Đạo là đường, đường là đạo.”
Phàm phu thường ngày đi chỉ vì đi, vì bị cuộc đời “xô đi”. Đi cho hết khoảng đời trên cõi thế. Thức giả đi để nhìn thấy và chiêm nghiệm về nhân sinh. Đi cũng là cách để hành đạo. Đức Phật từng dạy rằng, giáo pháp của Ngài có 84.000 pháp môn, tức là 84.000 con đường. Con đường đó gọi là đạo. Đạo là những con đường.
Tác giả quyển sách này, Hòa thượng Thích Như Điển đã đi và ghi lại với một phong thái như thế. Ví dụ, một hôm tác giả lang thang ở vùng sa mạc Phi châu (Tunésie), khi đứng nhìn những bầy thú trong một buổi hoàng hôn và chiêm nghiệm:
“Trong sa mạc chỉ có một vài con lạc đà đi lững thững đó đây để tìm thức ăn vật uống, nhưng có lẽ lạc đà phải chịu đựng 5 đến 7 ngày như vậy mới có thể tìm được một cây cỏ khô hay một vài vật đã bị thiêu cháy, quả thật khổ sở vô cùng. Thế nhưng Đức Phật có dạy rằng: ‘Cái khổ của con lạc đà chở nặng trong bãi sa mạc ấy cũng chưa gọi là khổ. Chỉ có con người ngu si không trí tuệ, ấy mới thật là khổ.’ Như vậy đủ thấy sự ngu si của con người đáng sợ biết chừng nào!”
Viên Giác Tùng Thư xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Đường Không Biên Giới” đến bạn đọc gần xa. Bằng giọng văn kể chuyện, tác giả sẽ dẫn dắt chúng ta đi với phong thái như thế trên các nẻo đường Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi... gặp đủ các hạng người, có mặt ở nhiều lễ hội hay đạo tràng tu tập.
Đã có thời xa xưa người ta tin rằng trái đất này là một mặt phẳng có hình thù như chiếc đĩa ăn. Thuở ấy, lúc dừng chân đứng trước đại dương bao la, phóng tầm mắt ra xa mà không bị các vật thể như cây cối nhà cửa che khuất, người ta đã lầm tưởng rằng cái lằn gạch cuối ở phía chân trời xa là đường kết thúc của trái đất. Ấy là thời mà con người còn tin rằng trái đất đứng yên và tất cả hành tinh, kể cả mặt trời, quay chung quanh trái đất.
Nhưng không, lầm to! Trái đất này vẫn quay. Trái đất quay đều quanh mặt trời và cũng quay vòng theo chính trục của tự nó. Nghĩa là trái đất này cũng đang đi, đi liên tục không ngừng nghỉ. Tội nghiệp cho những trí tuệ lớn của nhân loại như các nhà thiên văn đã từng phải bị đày đọa, bị quản thúc, bị nhục mạ … vì họ đã dám nghĩ khác theo đúng tinh thần khoa học. Người ta còn nhớ rành rẽ chuyện bác học Galileo Galilei (1564-1642) bị Tòa án Dị giáo của La Mã dùng mọi nhục hình buộc ông phải thú nhận rằng ông đã sai lầm khi lên tiếng bênh vực cho thuyết Nhật Tâm (mặt trời đứng yên). Quá bận tâm cho gia đình có thể bị vạ lây và lo lắng cho cuộc sống của con cái, cụ già 69 tuổi ấy đành phải chịu nhục quỳ gối trước nhà thờ và cúi đầu nói: “Tôi xin từ bỏ ý nghĩ sai lầm của mình, rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ.” Nhưng lúc đứng lên ông lẩm bẩm trong miệng: “Eppur si muove!” (Dù gì thì trái đất vẫn quay.)
Sau này, có rất nhiều nhà du hành đã đi vòng quanh trái đất để chứng minh rằng trái đất này là một quả cầu. Họ có thể mang tên là Christoph Columbus, là Marco Polo, Ferdinand Magellan… hay Huyền Trang. Họ chính là những người đã dạy cho ta một bài học, cho ta biết rằng: “Đường đi không biên giới“. Không biên giới kể cả khi đã đi giáp một vòng trái đất. Không biên giới vì một lẽ rất đơn giản: “Đạo là đường, đường là đạo.”
Phàm phu thường ngày đi chỉ vì đi, vì bị cuộc đời “xô đi”. Đi cho hết khoảng đời trên cõi thế. Thức giả đi để nhìn thấy và chiêm nghiệm về nhân sinh. Đi cũng là cách để hành đạo. Đức Phật từng dạy rằng, giáo pháp của Ngài có 84.000 pháp môn, tức là 84.000 con đường. Con đường đó gọi là đạo. Đạo là những con đường.
Tác giả quyển sách này, Hòa thượng Thích Như Điển đã đi và ghi lại với một phong thái như thế. Ví dụ, một hôm tác giả lang thang ở vùng sa mạc Phi châu (Tunésie), khi đứng nhìn những bầy thú trong một buổi hoàng hôn và chiêm nghiệm:
“Trong sa mạc chỉ có một vài con lạc đà đi lững thững đó đây để tìm thức ăn vật uống, nhưng có lẽ lạc đà phải chịu đựng 5 đến 7 ngày như vậy mới có thể tìm được một cây cỏ khô hay một vài vật đã bị thiêu cháy, quả thật khổ sở vô cùng. Thế nhưng Đức Phật có dạy rằng: ‘Cái khổ của con lạc đà chở nặng trong bãi sa mạc ấy cũng chưa gọi là khổ. Chỉ có con người ngu si không trí tuệ, ấy mới thật là khổ.’ Như vậy đủ thấy sự ngu si của con người đáng sợ biết chừng nào!”
Viên Giác Tùng Thư xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Đường Không Biên Giới” đến bạn đọc gần xa. Bằng giọng văn kể chuyện, tác giả sẽ dẫn dắt chúng ta đi với phong thái như thế trên các nẻo đường Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi... gặp đủ các hạng người, có mặt ở nhiều lễ hội hay đạo tràng tu tập.